Quần xã sinh học
Quần xã sinh học

Quần xã sinh học

Quần xã sinh học (Community) là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian (sinh cảnh) và thời gian nhất định.[1] Các quần thể sinh vật trong quần xã có quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường để tồn tại (hay nói cách khác, sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường) và phát triển ổn định qua thời gian[2], do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định[3]. Thí dụ, Vườn quốc gia Cúc Phương ở Việt Nam là một quần xã vì có nhiều quần thể sinh vật cùng sinh sống ở nơi đây như chò xanh, chò chỉ, đăng[4], khướu mỏ dài[5] trong một thời gian dài.Cũng giống như quần thể hay hệ sinh thái, quần xã là một cấp độ tổ chức sống của sinh giới vì quần xã có cấu trúc tương đối ổn định; quần xã luôn phát triển và tiến dần đến một quần xã ổn định (diễn thế sinh thái); các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; các thành phần trong quần xã và giữa quần xã với môi trường vô sinh có sự trao đổi, chuyển hóa vật chất và truyền năng lượng.Tiêu chuẩn để nhận biết (phân biệt) một quần xã có thể dựa vào sự phù hợp của nó với cảnh quan hoặc sự khác biệt của quần xã đang xét với quần xã khác. Sự khác biệt đấy được thể hiện qua các quần hợp có mặt trong nó. Quần hợp (Association) là một loại quần xã thực vật với thành phần xác định, có các đặc tính về nơi sống như nhau và sự tăng trưởng đồng nhất. Ví dụ, trên đảo Plum (Hoa Kỳ), quần hợp cây gỗ thông dầu (Pinus rigida) và thạch nam giả (Hudsonia tomentosa) thể hiện như một phân nhóm thực vật ở rừng ven biển[2]. Tuy nhiên, trong thực tế, sự xác định phạm vi của quần xã gặp nhiều khó khăn trong đó một phần vì giữa các quần xã thường có vùng đệm (ecotone).Trong sinh học, khái niệm "quần xã" dùng để chỉ tập hợp tất cả các sinh vật (cùng loài và khác loài), cùng sống trong một khu vực xác định gọi là sinh cảnh, vào một thời gian nhất định.[6][7][8] Ví dụ: Tất cả các sinh vật trong một cái ao, gồm cá, tôm, cua, ốc, tảo, cây thuỷ sinh, vi khuẩn v.v trong ao đó đã trải qua một lịch sử chung sống và có tương tác với nhau, tạo thành một quần xã ao nước ngọt (hình 1).[8] Quần xã rừng gồm mọi thực vật đang tồn tại, trong đó có các động vật, vi khuẩn, nấm, v.v tạo thành một cộng đồng sinh học.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quần xã sinh học http://www.vast.ac.vn/en/about-vast/organization-c... https://www.britannica.com/science/community-biolo... https://www.homeworkmarket.com/files/chapter17-306... https://academic.oup.com/bioscience/article/48/3/1... https://academic.oup.com/bioscience/article/54/8/7... https://www.oxfordbibliographies.com/view/document... https://link.springer.com/article/10.1007/s12520-0... https://www.toursinvietnam.com/vietnam-travel-guid... https://glacier-bay-national-park.weebly.com/succe... https://esajournals.onlinelibrary.wiley.com/doi/ab...